Năm học 2019-2020 đã đi được nửa chặng đường thì đột ngột dịch covid bùng phát ở nhiều nước, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho học sinh các cấp nghỉ học từ ngày 3/2/2020. Đây có thể nói là một quyết định rất đúng đắn và kịp thời được nhân dân ủng hộ. Phụ huynh an tâm với sức khoẻ của con em mình mặc dù mỗi nhà mỗi hoàn cảnh và khó khăn khác nhau, nhưng tất cả đều an tâm vì sự an toàn của trẻ.
Với chúng tôi, những giáo viên trường THCSYên Thường, ai cũng hiểu được rằng kiến thức có thể bù đắp nhưng sức khoẻ, sinh mệnh con người là quan trọng. Chính quyền có quyết định đúng , phụ huynh thì an tâm nhưng chúng tôi vẫn trăn trở, lo lắng cho học sinh của trường mình. Các con ở nhà sẽ ham chơi, xao nhãng việc ôn luyện bài vở dẫn đến việc quên kiến thức, ảnh hưởng tới kết quả học tập sau này.
Ngay từ tuần nghỉ đầu tiên, BGH nhà trường đã chỉ đạo sát sao việc tổng vệ sinh trường, khử trùng trường lớp để khi các em trở lại học sẽ có môi trường học tập sạch sẽ. Đồng thời các tổ chuyên môn được chỉ đạo ra nội dung ôn tập các môn hàng tuần để các em ôn luyện trong thời gian nghỉ dịch. Như vậy vai trò của các thầy cô giáo chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Bởi học sinh có làm bài được giao hay không là nhờ sự đốc thúc, động viên của thầy cô qua cha mẹ của các em. Cứ chiều thứ sáu hàng tuần, các tổ chuyên môn gửi bài để BGH duyệt rồi gửi lại theo từng khối lớp. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ gửi bài đến phụ huynh qua nhóm zalo của lớp mình. Cuối tuần các thầy cô lại yêu cầu học sinh nào gửi bài thì phụ huynh gửi lại cho cô qua zalo hoặc địa chỉ mail. Sau khi giáo viên các môn chữa bài thì giáo viên chủ nhiệm gửi những bài đó cho phụ huynh, khuyên phụ huynh nhắc nhở, động viên con kịp thời.
Tình hình dịch bệnh và nghỉ học kéo dài , Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hình thức ôn tập trực tuyến cho học sinh lớp 8,9 để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10. Tuy nhiên tỉ lệ tham gia của học sinh trường Yên Thường chưa cao do phần lớn các em sống ở nông thôn, bố mẹ làm nông, hạn chế về điều kiện để để các em học tập trên máy tính, trên mạng. Song với sự nỗ lực, các thầy cô giáo chủ nhiệm đã thông tin, trao đổi với cha mẹ học sinh, động viên các em nên số lượng và số lần học sinh khối 8,9 truy cập vào trang mạng học trực tuyến đang có sự chuyển biến tích cực.
Từ ngày 9/3, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ở kênh 1. Vì các bài dạy trên truyền hình là những bài dạy mới, nối tiếp chương trình lớp 9, năm học 2019-2020 nên chúng tôi, những giáo viên của trường Yên Thường lại tiếp tục hướng dẫn, nhắc nhở, động viên học sinh lớp 9 tham gia học tập. Hình thức học này, chúng tôi thấy có nhiều thuận lợi vì học sinh có thể học qua ti vi, một vật dụng được trang bị đại trà, mạng lưới phủ song rộng khắp nên dễ dàng tận dụng được hệ thống truyền hình.
Học qua truyền hình là một giải pháp hữu hiệu vì học sinh có điều kiện học các thầy cô giáo dạy giỏi, nhiều kinh nghiệm của nhiều trường trong Thành phố. Còn với giáo viên, chúng tôi cũng được học hỏi kinh nghiệm từ những bài dạy của đồng nghiệp mình.Từ ngày 19/3, Sở GD-ĐT tiếp tục phối hợp với đài Truyền hình Hà Nội tổ chức dạy học 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ trên kênh 2 cho học sinh các khối lớp còn lại. BGH trường Yên Thường tiếp tục hưởng ứng và triển khai đến các lớp. Các thầy cô giáo chủ nhiệm thông tin đến học sinh qua cha mẹ các em và nắm bắt tình hình học sinh tham gia học tập, kịp thời nhắc nhở, động viên, kiểm tra việc ghi chép, làm bài tập của các em.
Ngày 14/3 BGH nhà trường còn tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên toàn trường cách dạy học trực tuyến trên
phần mềm Zoom. Tiếp cận với cách dạy mới, khác với dạy học truyền thống, ban đầu chúng tôi cảm thấy ngại và lo lắng.
Đối với giáo viên trẻ, việc ứng dụng dạy học trên phần mềm Zoom dễ dàng hơn so với những giáo viên có tuổi.
Song vì lợi ích của học sinh và trách nhiệm với công việc giảng dạy, giáo viên trường THCS Yên Thường rất nỗ lực cố
gắng học hỏi. Ngay từ ngày 17/3 đã có những giáo viên trẻ của trường thực hiện việc dạy trực tuyến như cô Nguyễn Thị Hồi,
cô Nguyễn Thị Kim, Trần Thị Kim Ngân . Rồi những buổi tiếp theo có cả những cô giáo lớn tuổi như cô Nguyễn Thị Hường, c
ô Đỗ Thị Ngọc Bích, cô Bùi Nguyễn Nguyệt Lâu, cô Nguyễn Thị Hồng Vân, cô Hoàng Thị Bích Phượng, cô Trương Kim Oanh,
thầy Nguyễn Đăng Hương…Mặc dù còn bỡ ngỡ nhưng đây chính là kết quả của sự cố gắng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ
đồng nghiệp của các thầy cô. Với hình thức học này, chúng tôi được trao đổi trực tiếp với các em qua những bài giảng, kịp thời
giải quyết những thắc mắc, hướng dẫn và sửa chữa bài… Với đặc thù của địa bàn, chúng tôi tranh thủ dạy trực tuyến cho học
sinh vào buổi tối để có thể có nhiều học sinh tham gia học hơn. Nhiều gia điình không có máy tính, buổi tối cha mẹ các em mới
có ở nhà để học sinh học online bằng điện thoại của cha, mẹ. Rất nhiều buổi tối chúng tôi kết thức buổi dạy đã là 22h, nhưng
vẫn rất vui vì học sinh chăm chú nghe giảng. Chúng tôi vẫn nói vui với nhau “dạy học thời Covid 19” cũng có nhiều cái lạ. Nếu
tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tôi nghĩ đây là giải pháp hiệu quả để tiếp tục công việc dạy học trong thời gian
nghỉ dịch của giáo viên và học sinh. Chúng ta có quyền hi vọng với sự nỗ lực không ngừng của thấy cô giáo, sự hăng say học
tập của học sinh, sự động viên quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh thầy trò nhà trường sẽ vượt qua mọi khó khăn để đạt
kết quả cao trong học tập và rèn luyện.
Trong những ngày đất nước đang căng mình chống dịch, các vị lãnh đạo đang ngày đêm kiên trì, quyết liệt đưa ra những phương pháp phòng, chống dịch tốt nhất. Biết bao chiến sĩ bộ đội, công an, đội ngũ những y bác sĩ và nhiều lực lượng khác phải hi sinh niềm vui riêng để tham gia đẩy lùi dịch bệnh. Giáo viên trường THCS Yên Thường cố gắng bằng tâm huyết và trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn để tham gia vào công việc giảng dạy. Tôi mong rằng dịch bệnh sẽ qua mau, cuộc sống bình yên trở lại, các em học sịnh lại có thể trở lại với ngôi trường mến yêu của mình.