Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và không giải tỏa nổi. Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc với chuyên đề “Rèn kỹ năng ứng phó với tâm lý căng thẳng cho học sinh lớp 7” nhằm giúp học sinh nắm bắt và biết cách giải tỏa căng thẳng trong việc học cũng như những vấn đề trong cuộc sống cá nhân.
Với tiết học của mình viên đã đưa ra những hoạt động và câu hỏi để học sinh tự áp suy nghĩ của bản thân, thông qua đó phát hiện những học sinh đang có căng thẳng về vấn đề học tập hoặc vấn đề về gia đình, xã hội hay không. Khi gặp phải vấn đề căng thẳng, bạn sẽ đối mặt với nó như thế nào? Những bài tập dự án, các nhóm được tìm hiểu và thuyết trình về các tình huống dẫn đến sự thay đổi tâm lí, cảm xúc. Stress, căng thẳng không chỉ xảy ra trong cuộc sống hằng ngay mà chúng còn xảy ra trên trang mạng xã hội với những lời bịa đặt. Chúng ta không thể biết rằng, với những lời nói, những comment không đúng hoặc đặt điều có thể đặt họ vào trạng thái căng thẳng, lo âu và để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc. Với bài thuyết trình của mình, Phương Anh đã thay mặt nhóm đi sâu giới thiệu những ví dụ điển hình gây nên tâm lí căng thẳng ở lứa tuổi học sinh đang gặp phải.
Cùng với đó, Hương Giang đã thay mặt tổ trình bày về những hậu quả của việc bị ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm lí.
Kết thúc tiết học, học sinh như được chia sẻ hết những vấn đề strees trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Việc này phần nào giúp học sinh giải tỏa được căng thẳng trong việc học nhất là khi sắp diễn ra những bài kiểm tra định kì đầy căng thẳng. Cô giáo đã giúp học sinh biết cách để tự vượt qua tâm lí căng thẳng và cách đối mặt với nó. Qủa là một tiết học mang lại đầy cảm xúc cho cả người học lẫn người dự giờ!